Edwin Thomas là một nghệ sĩ bậc thầy của nền nhạc kịch Hoa Kỳ. Vào những thập niên giữa thế kỷ 19, Edwin, một kịch sĩ với vóc người tuy nhỏ nhắn, nhưng được thiên phú cho một giọng hát thật mạnh mẽ và quyến rũ, khó có ai sánh được.
Bắt đầu sự nghiệp trình diễn khi chỉ mới mười lăm tuổi, trong vở nhạc kịch mang tính lịch sử mang tên “Hoàng đế Richard Đệ Tam”, Edwin đã mau chóng trở thành một kịch sĩ lừng danh, chuyên trình diễn các vở nhạc kịch cổ điển của đại văn hào Shakespeare.
Bắt đầu sự nghiệp trình diễn khi chỉ mới mười lăm tuổi, trong vở nhạc kịch mang tính lịch sử mang tên “Hoàng đế Richard Đệ Tam”, Edwin đã mau chóng trở thành một kịch sĩ lừng danh, chuyên trình diễn các vở nhạc kịch cổ điển của đại văn hào Shakespeare.
Tại thành phố hoa lệ Nữu Ước, Edwin đã trình diễn vở tuồng Hamlet liên tục trong một trăm đêm. Tại thủ đô cổ kính Luân Đôn, Edwin được giới thưởng ngoạn và phê bình nghệ thuật tán thưởng nhiệt liệt. Khi cần phải lột tả những bi kịch thật gây cấn, trắc trở, người ta phải tìm đến nhà kịch sĩ đại tài Edwin Thomas. Trong khi cuộc đời trên sâu khấu của Edwin Thomas là những vở bi kịch éo le, thì cuộc đời thật của con người tài ba này cũng không kém những đoạn trường cay đắng.
Edwin Thomas có hai người em trai là John Wilkes và Junius Brutus. Cả hai đều là kịch sĩ, nhưng sự nghiệp sân khấu của họ vẫn còn thua người anh Edwin Thomas một bậc. Vào năm 1863, ba anh em kết hợp tài năng chung diễn trong vở kịch “Hoàng Đế La-mã Julius Caesar”. Trong vở kịch này, người em trai John Wilkes thủ vai Marc Antony, là kẻ ám sát hoàng đế Julius Caesar. Thật lạ lùng thay, John đóng vai kẻ ám sát hoàng đế trên sân khấu, hai năm sau đó, cũng đã trở thành kẻ ám sát thật ngoài đời. Vào tối ngày 14 tháng tư năm 1865, trong hí viện Washington, John đã lẻn được vào cửa sau của khu vực đặc biệt, là nơi tổng thống và các nhân vật cao cấp đang ngồi thưởng lãm kịch. Tại đây, John đã rút súng, bắn vào đầu tổng thống Abraham Lincoln và kết liễu cuộc đời của vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Sau khi em trai John ám sát tổng thống Abraham Lincoln, nhà kịch sĩ đại tài Edwin Thomas đã không còn như trước nữa. Cảm thấy nhục nhã ê chề vì tội ác của người em, Edwin Thomas đã giã từ sân khấu để lui về sống ẩn dật âm thầm.
Có lẽ nhà kịch sĩ tài hoa này sẽ không bao giờ trở lại với kịch nghệ nữa, cho đến khi một biến cố bất ngờ khác lại thay đổi cuộc đời của Edwin. Đó là, vào một buổi tối thật đông người tại ga xe lửa New Jersey, Edwin đang đứng trên thềm ga chờ xe lửa, thì thấy thì một cậu thanh niên trẻ, ăn mặc rất lịch sự, cũng đang đứng trên thềm, chẳng may bị đám đông chen lấn, đẩy cậu ta té nhào vào chiếc xe lửa đang vừa trờ tới. Vì chiếc xe lửa còn đang di chuyển nên chân cậu bị kéo ra thềm ga, lọt vào khoảng trống giữa thềm ga và chiếc xe lửa, tính mạng cậu lúc đó rơi vào tình trạng “thập tử nhất sinh”. Khi thấy như vậy, Edwin đang đứng gần đó, không một chút chần chờ, vội đưa chân mình ra để cản thân hình đang di chuyển của người thanh niên này lại, còn một tay nắm lấy cổ áo của người ấy rồi kéo mạnh lên trở vào thềm ga. Sau khi được an toàn và “hoàn hồn” trở lại, người thanh niên này quay lại để cảm ơn người ân nhân vừa cứu mạng mình, thì anh nhận ra đó là nhà kịch sĩ lừng danh Edwin Thomas, còn Edwin thì hoàn toàn không biết người thanh niên mà mình vừa cứu là ai. Sau đó vài tuần Edwin nhận được một lá thơ, mà có lẽ ông đã mang nó bên mình trong suốt quãng đời còn lại cho đến khi đi vào phần mộ. Đó là lá thư của tướng Adams Budea, thư ký đặc nhiệm của thống tướng Ulysses Grant, gởi đến Edwin Thomas, để bày tỏ lời cảm ơn vì đã cứu sống người con trai của vị tổng thống anh hùng của Hoa Kỳ, tổng thống Abraham Lincoln! Thật lạ lùng thay, trong khi người em ruột John Wilkes ám sát tổng thống Abraham Lincoln, thì người anh Edwin Thomas lại ra tay nghĩa hiệp cứu sống người con trai Robert Lincoln!
Cả hai người, Edwin Thomas Booth và John Wilkes Booth, là hai anh em ruột, cùng cha, cùng mẹ, cùng nghề nghiệp, cùng một niềm đam mê kịch nghệ, nhưng một người chọn cứu sống, còn người kia chọn ám sát. Đây là một câu chuyện đã thực sự xảy ra, thật hi hữu, nhưng không phải là chỉ có một trên đời.
Tùng Tri – Phát Thanh Hy Vọng.
(còn tiếp)=> Click Here
0 Comments