Những trở ngại cho việc cầu nguyện có hiệu quả

  1. Cầu nguyện như người Pha-ri-si

Trong Ma-thi-ơ đoạn 6:5, Chúa Jesus cảnh cáo các môn đệ rằng họ không được cầu nguyện giống như những người đạo đức giả. Từ “đạo đức giả” thường được dùng như một người đóng kịch hay tài tử đóng phim. Đôi khi nó đề cập đến người đeo mặt nạ. Nói một cách khác, người đạo đức giả là người giả bộ làm một người mà chính mình không phải như vậy. Họ chỉ là người bắt chước.

Bằng cách sử dụng từ ngữ này theo thể so sánh, chúng ta biết rằng Chúa Jesus nói về người Pha-ri-si và thầy ký lục (Ma-thi-ơ 5:1-9; 7). Những người này được xếp loại là những người giả vờ thiêng liêng và sùng đạo, họ là những người đạo đức giả, không thành thật và ích kỷ, tìm kiếm sự khen ngợi của con người hơn là của Đức Chúa Trời – Đấng tìm thấy trong chỗ riêng tư (Ma-thi-ơ 6:6). Kết quả như Chúa Jesus nói, những người cầu nguyện như vậy đã nhận được phần thưởng của họ, tức là sự khen ngợi của loài người hơn là sự trả lời của Đức Chúa Trời.

  1. Cầu nguyện như một người ngoại đạo.

Trong Ma-thi-ơ đoạn 6:7, chúng ta cũng được cảnh cáo đừng cầu nguyện như những người ngoại đạo, dùng sự lập lại vô nghĩa, nghĩ rằng cầu nguyện dài thì sẽ được nghe. Đức Chúa Jesus không lên án sự cầu nguyện dài, vì Chúa thường cầu nguyện suốt đêm. Nhưng Chúa lên án những người cầu nguyện cho rằng lập đi lập lại nhiều lần thì sẽ được nhậm lời. Trong suốt thời kỳ của Đấng Christ, những người Đông phương thường có thói quen dùng cách lập đi lập lại một câu hay một từ để thôi miên. Trong I Các-vua 18:26 chúng ta đọc về các tiên tri Ba-anh kêu cầu trong suốt nửa ngày, “Ô, Baanh xin hãy nghe chúng tôi”. Trong một vài lời cầu nguyện của người Do Thái, họ cố gắng dùng ngay cả mỗi tước hiệu hay tĩnh từ để cầu nguyện với Đức Chúa Trời, họ có một lời cầu nguyện nổi tiếng như sau: “Danh của Đấng Thánh Khiết được chúc phước, ngợi khen và tôn vinh, xưng tụng, tung hô và tôn quý, làm rạng danh và tán dương”.

  1. Bị tội lỗi bao phủ.

 Tại điểm này bạn có thể nói, “tôi không hề bị ngăn trở bởi hai vấn đề vừa nói ở trên. Tôi không cầu nguyện tại nơi công cộng để người ta có thể nhìn thấy tôi, và tôi không lập đi lập lại những lời vô nghĩa”. Có lẽ bạn nói đúng. Hai điều này không làm ngăn trở sự cầu nguyện của chúng ta. Nhưng điều thường ngăn trở sự cầu nguyện của chúng ta là tội lỗi!

Gia-cơ 5:16 nói rằng lời cầu nguyện của người công chính có linh nghiệm nhiều, nhưng Thi-thiên 66:18 nói “nếu lòng chúng ta có hướng về sự gian ác, Chúa sẽ không nghe chúng ta”. Vì vậy, xưng tội phải là một phương diện tiếp diễn trong đời sống của người muốn lời cầu nguyện mình được trả lời. Từ “xưng tội  trong Hy-lạp có nghĩa là “nói cùng một thứ”. Nó đồng ý với Đức Chúa Trời về tội lỗi của mình. Là nhận thức trước mặt Chúa rằng chúng ta đã phạm tội.

Tuy nhiên, ý nghĩa cần yếu của việc xưng tội không phải chỉ là sự thú nhận tội lỗi với Đức Chúa Trời, mà sự áp dụng là chúng ta phải có một thái độ đau buồn, hối tiếc vì đã làm Đức Chúa Trời tổn thương và chúng ta sẽ làm hết sức nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời để từ bỏ tội đó và không bao giờ tái phạm nữa.

Thêm nữa, một khi đã xưng tội, chúng ta nên cảm tạ Chúa về sự tha thứ của Ngài. Chúng ta có thể không cảm nhận được sự tha thứ, nhưng hãy dựa trên căn bản của Lời Ngài phán rằng chúng ta đã được tha thứ, ngay lập tức và trọn vẹn lúc chúng ta xưng tội. Cám ơn Chúa và tiếp nhận lời hứa mà đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn đặc biệt đối phó với tội lỗi. Sau đó chúng ta nên quên nó đi và tiếp tục tăng trưởng. Bởi vì Ngài đã bỏ qua tội lỗi của chúng ta (Thi-thiên 32:5; 103:12).

Sau đó bạn cũng cần phải nhận thức rằng xưng tội liên quan đến tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời và giữ niềm vui cùng sự cứu chuộc và không mất chỗ đứng trước mặt Ngài. Đó là sự xưng tội giải phóng lương tâm chúng ta khỏi mặc cảm tội lỗi và để cho Đức Chúa Trời được tự do hành động theo lời cầu nguyện của chúng ta, và tai Ngài nghe lời cầu nguyện của chúng ta.

Nhưng đôi khi xưng tội với Chúa vẫn chưa đủ. Luôn luôn tội lỗi chúng ta ảnh hưởng đến người khác và tội lỗi của họ ảnh hưởng đến chúng ta nữa. Bất luận trong trường hợp nào cần phải có sự xưng tội và sự tha thứ  xảy ra (Ma-thi-ơ 5:21-26; Ê-phê-sô 4:32).


(Đời Sống Cơ Đốc Nhân – Biblical Education By Extenson)
Tags: ,

About author

Hy vọng các bạn ủng hộ cho blog Fishers Of Men và những đóng góp của các bạn trong các bài đăng có thể để vào phần comment phía dưới mỗi bài đăng. Xin chân thành cảm ơn các bạn. Chúa ban phước cho các bạn.

Nhập email của bạn:

*Xin vui lòng bấm vào liên kết xác nhận gửi trong thư mục Thư rác của Email*

0 Comments

Leave a Reply